Cảng Quốc tế Long An: 5 năm góp phần thay đổi kinh tế Long An và khu vực ĐBSCL

cảng quốc tế Long An-4

Cảng Quốc tế Long An không chỉ là dự án hạ tầng quan trọng mà còn là bước đột phá lớn trong sự phát triển kinh tế của Long An, góp phần thúc đẩy sự hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Dự án được xây dựng với số vốn gần 10.000 tỷ đồng.

Tác động của cảng Quốc tế Long An đối với sức hút đầu tư

  • Tạo tiền đề thúc đẩy nhanh cho kinh tế Long An nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng

Với vị trí nằm ở bản lề giữa Đông và Tây Nam Bộ, giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên điều kiện kết nối giao thông cả về đường bộ và đường thủy với các tỉnh và các thành phố lớn trong vùng là vô cùng thuận lợi. Ngoài ra khi dự án hoàn thiện đi vào hoạt động sẽ thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài rát lớn để phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển tạo ra nguồn thu lớn. Như vậy kinh tế cũng được cải thiện và phát triển rất nhiều.

  • Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu để xây dựng Trung tâm thương mại và đô thị Cần giuộc Long An 

Việc xây dựng các trung tâm thương mại của Long An đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ đặc biệt là từ khi có kế hoạch phát triển khu đô thị Cần Giuộc. Để hoàn thành quá trình đô thị hóa Cần Giuộc thì phải xây dựng rất nhiều hạng mục như khu công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, các trung tâm mua sắm, giải trí, tiện ích xã hội,…. nhằm phục vụ tốt cho đời sống . Trong thời gian gần đây rất nhiều con đường cao tốc, đường xuyên tâm, đường tỉnh lộ được xây dựng đồng nghĩa với việc vận chuyển nguyên vật liệu là rất lớn. Với hệ thống kết cấu của Cần Giuộc thì việc vận chuyển bằng đường thủy sẽ tiết kiệm công sức, chi phí, thời gian vận chuyển hơn rất nhiều so với đường bộ.

  • Đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Long An và đảm nhiệm bốc xếp hàng hóa cho cảng biển số 5 dự kiến với công suất 15 triệu tấn/ năm

Khi cảng Long An đi vào hoạt động thì quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ cảng biển của Long An cũng sẽ phát triển mạnh mẽ. Long An sẽ trở thành một đầu mối giao lưu hàng hóa lớn của tỉnh trên sông Soài Rạp, trực tiếp làm giảm bớt lưu lượng hàng hóa và chi phí vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa hằng năm phải chuyển tiếp lên các cảng thành phố Hồ Chí Minh bằng đường bộ, đường thủy nội địa. Như vậy vai trò của cảng Long An đối với việc xuất nhập khẩu hàng hóa biển là vô cùng quan trọng.

  • Góp phần hoàn thành chiến lược đô thị hóa của Cần Giuộc Long An

Việc đầu tư xây dựng cảng quốc tế Long An không chỉ góp phần làm tăng khả năng lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh quá trình khai thác mà còn góp phần hoàn thiện chiến lược đô thị hóa của Cần Giuộc. Sự kết nối giữa cảng quốc tế Long An và Cần Giuộc hứa hẹn mang đến sự phát triển vượt bậc cho đô thị này trong tương lai.

Xem thêm: Quy hoạch tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2030, tầm mình 2050 [Chi tiết nhất]

cảng quốc tế Long An-2

Vị thế cảng Quốc tế Long An sau 5 năm hoạt động

Sau 5 năm đi vào hoạt động, Cảng Quốc tế Long An đã khẳng định vai trò là trung tâm đầu mối xuất, nhập khẩu hàng hóa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long .

Cảng Quốc tế Long An đã cho thấy bước đột phá lớn trong vận tải hàng hóa tại khu vực này. Cảng đã đón hàng nghìn lượt tàu trong và ngoài nước ra vào Cảng, với hàng triệu tấn hàng hóa xuất nhập thông qua cảng. Đáng chú ý, Cảng đã tiếp nhận và bốc dỡ hàng hóa thành công nhiều tàu tải trọng trên 50.000 DWT. Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng trở thành trung tâm đầu mối xuất nhập khẩu cho cả vùng ĐBSCL.

Bên cạnh đó, Cảng Quốc tế Long An đang hướng đến cung cấp các dịch vụ trọn gói logistics để mang lại những giá trị gia tăng cho khách hàng. Bởi Cảng Quốc tế Long An hoàn thành và đi vào hoạt động không chỉ có giá trị về giao thương, vận chuyển hàng hóa, mà là một trong những điểm đến hấp dẫn, nhất là du lịch tàu biển.

Sự phát triển của Cảng Quốc tế Long An chính là tiền đề thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế tỉnh Long An, đồng thời giảm ách tắc giao thông đường bộ, giảm chi phí vận tải cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung, tạo sức bật cho việc phát triển kinh tế của cả khu vực này.

Ngoài ra, với chủ trương di dời một số cảng ra khỏi trung tâm của TP. Hồ Chí Minh thì các cụm cảng của Thành phố này gồm Cảng Sài Gòn, Cảng Bến Nghé, Cảng VICT, Cảng Cát lái, Cảng Hiệp Phước … thuộc nhóm 5 trên luồng sông Soài Rạp sẽ kết hợp với Cảng Long An, Cảng Cái Mép và Cảng Vũng Tàu tạo nên hệ thống cảng hỗ trợ lẫn nhau. Khi hoàn thành đầu tư vào năm 2023, Cảng quốc tế Long An có thể bốc xếp 15 triệu tấn đối với hàng rời và 50 triệu tấn đối với hàng container.

Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay 70% đến 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL phải dồn hết lên cụm cảng TP. Hồ Chí Minh bằng đường bộ. Điều này đã làm tăng áp lực giao thông đường bộ trên quốc lộ 1 và TP Hồ Chí Minh luôn gây ra tình trạng kẹt xe, gây tai nạn giao thông. Chi phí hàng hóa tăng cao từ 170-180 USD/container hoặc từ 7-10 USD/tấn chi phí vận chuyển và lưu kho. Thời gian vận chuyển kéo dài, bất lợi đối với hàng nông sản và giảm lợi thế cạnh tranh của nông sản hàng hóa ĐBSCL.

Do đó, Cảng quốc tế Long An ngoài việc giúp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm áp lực giao thông cho các cảng tại TPHCM thì còn đóng vai trò động lực phát triển kinh tế- xã hội của cả vùng kinh tế động lực phía Nam và các tỉnh Tây Nam Bộ. Cảng quốc tế Long An được kỳ vọng trở thành trung tâm đầu mối xuất nhập khẩu cho cả vùng ĐBSCL.

cảng quốc tế Long An-3

Cảng Quốc tế Long An là một dự án hạ tầng quan trọng, có ý nghĩa chiến lược cực kỳ tiềm năng đối với sự phát triển kinh tế của khu vực. Dự án đã giúp tỉnh nâng cao hiệu quả logistics, thu hút được lượng lớn nguồn vốn FDI đổ bộ đầu tư,… có thể thấy đây chính là bước đột phá lớn trong sự phát triển kinh tế của Long An.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *