Quy hoạch tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 vạch rõ kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế – xã hội, công nghệp, đô thị,…
Quy hoạch này được thực hiện theo Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021– 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 531/QĐ–TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
Tổng quan về quy hoạch tỉnh Long An
Tên quy hoạch: Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phạm vi ranh giới quy hoạch gồm:
- Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 449.479 ha, dân số trung bình 1.713.658 người
- Ranh giới tọa độ địa lý khoảng 105030′ 30” đến 106047′ 02” kinh độ Đông và 10023′ 40” đến 11002′ 00” vĩ độ Bắc.
- Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 13 huyện (các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng), 01 thị xã (thị xã Kiến Tường) và 01 thành phố (thành phố Tân An); có 188 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 161 xã, 12 phường và 15 thị trấn.
Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch này được lập cho thời kỳ 10 năm, 2021–2030 (được chia thành hai giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030), tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Long An
Mục tiêu của Quy hoạch tỉnh Long An là:
- Phân tích, dự báo và đề xuất các phương án phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Là một công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp của tỉnh Long An sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển.
- Xây dựng được phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn; lựa chọn được các phương án tổ chức, phát triển hoạt động kinh tế – xã hội có hiệu quả, là cơ sở cho việc đề xuất.
- Xây dựng được phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện đáp ứng cao nhất nhu cầu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội, khả năng kết nối đồng bộ, tổng thể tỉnh với Tp. HCM và các tỉnh lân cận như Tây Ninh và vùng ĐBSCL.
Quan điểm lập quy hoạch tỉnh Long An
- Việc lập quy hoạch tỉnh Long An phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước thời kỳ 2021 – 2030; chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Quy hoạch tỉnh Long An phải thể hiện được quan điểm đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển, với trọng tâm rõ ràng vào tư duy phát triển bền vững và phát huy di sản văn hóa, các giá trị phát triển nông nghiệp và đô thị.
- Thông qua quy hoạch chiến lược để phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế riêng có, khác biệt của tỉnh từ “công nghệ thấp và/hoặc phát triển lạc hậu” sang “công nghệ cao và phát triển xanh/bền vững”.
- Quy hoạch phát triển không gian theo định hướng “Ba trung tâm phát triển chính: kết hợp Tp. HCM – Long An, ĐBSCL – Long An và Long An – Campuchia”.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa,an ninh quốc phòng.
Quy hoạch vị trí địa lý tỉnh Long An
- Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Tây Ninh
- Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang
- Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM)
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
Long An giữ một vị trí địa lý – kinh tế – chính trị chiến lược quan trọng của nước ta trong mối quan hệ, tương tác với các nước thuộc khối ASEAN, châu Á và thế giới.
Vị trí của tỉnh Long An vô cùng thuận lợi, hội tụ được rất nhiều những lợi thế như:
- Với vị trí vừa thuộc vùng ĐBSCL – đồng bằng lớn nhất Việt Nam, vừa thuộc Vùng KTTĐ phía Nam.
- Tỉnh có cảng biển Long An
- Có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp
- Gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
- Nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quan trọng như đường bộ cao tốc TP. HCM – Cần Thơ, quốc lộ 1, quốc lộ 50, quốc lộ 62, quốc lộ N2.
- Đường thủy quốc gia sông Vàm Cỏ, sông Soài Rạp trên 2.500 km và có thể khai thác tàu trọng tải từ 50-300 DWT và xà lan công suất 400-750 DWT.
Quy hoạch định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Long An
Toàn tỉnh có 35 KCN với tổng diện tích là 11.945,79 ha; có 26 KCN đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với diện tích 8.613,09 ha; cụ thể như sau:
Có 19 KCN đủ điều kiện tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp, trong đó:
- Hiện có 16 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch 3.776,94 ha, trong đó: diện tích đất công nghiệp có khả năng cho thuê 2.655,73 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê 2.347,74 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 88,40%.
- 03 KCN đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đủ điều kiện tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp.
Có 16 KCN chưa tiếp nhận nhà đầu tư, trong đó:
- 07 KCN đã có chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- 06 KCN chưa có quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, hiện các KCN này đang thực hiện thủ tục đầu tư theo đúng quy định.
- 03 KCN mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển KCN Việt Nam đến năm 2020 tại Công văn số 1840/TTg-CN ngày 28/12/2020.
Quy hoạch định hướng phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến 2030
Dự án ưu tiên đầu tư
Trong định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Long An xác định những dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch gồm:
- Nhà máy chế biến khoai mỡ (vùng nguyên liệu 3000ha)
- Nhà máy chế biến thanh long (vùng nguyên liệu 10ha)
- Trung tâm Công nghệ sinh thái hàng đầu Long An (LALETEC)
- Phát triển khu công nghiệp sạch, chất lượng cao có khả năng xử lý chất thải.
- Xây dựng Trung tâm Kho vận lương thực tại Vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An.
- Thành lập Trung tâm kho vận.
- Tiếp tục thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Long An
- Phân vùng phát triển công nghiệp
Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Long An được quy hoạch thành 4 phân vùng phát triển như sau:
- Vùng công nghiệp trung tâm (Tp. Tân An – Bến Lức) định hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao hỗ trợ sự phát triển công nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh, của vùng KTTĐPN.
- Vùng công nghiệp tập trung phía Bắc (huyện Đức Hoà) phát triển công nghiệp theo hướng tận dụng sự lan toả mạnh của Tp. Hồ Chí Minh.
- Vùng công nghiệp phía Đông (huyện Cần Giuộc – Cần Đước) phát triển công nghiệp gắn với động lực phát triển là Khu kinh tế Long An, cảng quốc tế Long An đẩy mạnh theo hướng xuất khẩu.
- Vùng công nghiệp phía Tây (Tx. Kiến Tường – Đức Huệ) phát triển công nghiệp gắn với động lực phát triển là Khu kinh tế cửa khẩu Long An.
Phát triển hệ thống Logistics
Nhằm thúc đẩy phát triển cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tỉnh Long An sẽ tiến hành xây dựng một số dự án kho vận và Logistics trên địa bàn tỉnh như:
- Khu tiếp nhận kho vận – logistics tại Cảng quốc tế Long An (147ha)
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở xã Thạnh Phú (10ha)
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở xã Lương Hoà (50ha)
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở xã Thạnh Lợi (16ha)
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở xã Phước Vĩnh Đông (71,2ha)
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở xã Hiệp Thạnh (150ha)
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở khu cửa khẩu Bình Hiệp (10ha)
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở khu cửa khẩu Mỹ Quý Tây (10ha)
Những giải pháp cụ thể
Ngoài ra tỉnh Long An cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế thương mại, nhằm phát triển đồng bộ hệ thống bán buôn, bán lẻ kết nối giao thương với các tỉnh lân cận.
- Hỗ trợ cảng quốc tế Long An hoạt động hiệu quả, thêm cầu cảng đi vào hoạt động
- Triển khai có hiệu quả Đề án Phát triển kinh tế biên giới gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2035.
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường tiêu thụ mới, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tăng cường cầu nối, giới thiệu, liên kết sản xuất, tiêu thụ.
- Tiếp tục triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
- Thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam trên địa bàn.
- Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An thời kì 2021 – 2030
Nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, công nghiệp trong thời kỳ 2021-2030 tỉnh Long An cũng căn cứ theo định hướng phát triển tỉnh Long An thời kỳ 2021-3030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định 03 trụ cột kinh tế là mũi nhọn của tỉnh Long An trong tương lai là công nghiệp, năng lương và nông nghiệp.
Định hướng sử dụng đất của tỉnh căn cứ vào định hướng phát triển của tỉnh phân bổ sử dụng đất hợp lý đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong từng giai đoạn phát triển. Cụ thể như sau:
Sản xuất công nghiệp
Tỉnh Long An chú trọng vào các lĩnh vực Long An sẽ trở thành trung tâm hàng đầu về tự động hóa trong các lĩnh vực hợp kim chất lượng cao, điện tử, cơ khí, linh kiện năng lượng tái tạo, hàng may mặc và thực phẩm.
Định hướng sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2030 có 70 KCN với diện tích là 28.196 ha; trong đó: số KCN đã được quy hoạch là 36 KCN với diện tích là 14.459 ha, đã thực hiện 8.106 ha (thống kê đất đai năm 2020); thực hiện tiếp giai đoạn sau là 20.675 ha; số KCN quy hoạch mới là 34 với diện tích là 13.469 ha.
Sản xuất nông nghiệp
Trong giai đoạn tới Long An sẽ trở thành trung tâm sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản hàng đầu, tận dụng vị trí địa lý chiến lược và vùng kinh tế gần thành phố Hồ Chí Minh, cảng sông Long An để cung cấp sản phẩm cho các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,…
Lĩnh vực dịch vụ
Tỉnh Long An ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển dịch vụ song hành với phát triển công nghiệp (các khu logistic, dịch vụ các khu công nghiệp), thương mại dịch vụ khu cửa khẩu và dịch du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử gắn với các điểm di tích trên địa bàn.
Như vậy, để đạt được mục tiêu trên quỹ đất dành cho phát triển khu vực thương mại đến năm năm 2030 khoảng 3.295 ha, nhu cầu diện tích tăng thêm cần có khoảng 3.000 ha.
Quy hoạch tổ chức không gian tỉnh Long An
Phương án phân bổ tổ chức không gian cho phát triển kinh tế – xã hội phát triển không gian công nghiệp và hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, tỉnh Long An được xác định thành 4 vùng cơ bản sau:
Vùng 1: Vùng công nghiệp trung tâm (TP. Tân An – Bến Lức)
- Khai thác lợi thế tiếp cận TP. Hồ Chí Minh, đường Vành đai 2, đường cao tốc Bến Lức – sân bay Long Thành, cảng Hiệp Phước, cảng Long An nên trong vùng này ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao hỗ trợ phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
- Hình thành mới vùng công nghiệp tập trung (chủ yếu ngành công nghiệp công nghệ cao) tại đô thị Bến Lức phía Bắc đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương.
- Ngoài ra còn có các KCN nằm phía Nam đường cao tốc đã và đang triển khai như KCN Thuận Đạo, Vĩnh Lộc 2, Nhựt Chánh, Tân Bửu, Phúc Long,…
Vùng 2: Vùng công nghiệp tập trung vùng phía Bắc (huyện Đức Hòa)
- Phát triển công nghiệp phụ trợ, chế biến.
- Hình thành vùng công nghiệp tập trung tiếp cận ranh TP. Hồ Chí Minh tại huyện Đức Hòa trên cơ sở các KCN hiện hữu và mở rộng xây dựng mới. Hiện tại có các KCN đã và đang triển khai trong vùng công nghiệp là KCN Đức Hòa 1, Xuyên Á, Đức Hòa 3, Tân Đức, Tân Đô, Hải Sơn, DNN-Tân Phú, Nam Thuận (Đại Lộc), Hựu Thạnh,
Vùng 3: Vùng công nghiệp phía Đông (huyện Cần Giuộc – Cần Đước)
- Cảng quốc tế Long An sẽ là hạt nhân để hình thành một vùng phát triển công nghiệp, dịch vụ và khu đô thị hiện đại tại huyện Cần Giuộc. Các khu công nghiệp của tỉnh Long An và các tỉnh lân cận phát triển sẽ có nhu cầu rất lớn về xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng Long An.
- Hình thành khu công nghiệp tập trung, công nghiệp cảng tại cảng quốc tế Long An quy mô khoảng 2.000 ha.
- Hiện tại có các KCN đã và đang triển khai trong vùng: KCN Thuận Đạo mở rộng, Cầu Tràm, Cầu cảng Phước Đông, Tân Kim, Nam Tân Tập, Bắc Tân Tập, Long Hậu,..
Vùng 4: Vùng công nghiệp phía Tây (Thị xã Kiến Tường)
- Khu phi thuế quan cửa khẩu là khu vực tạo động lực phát triển cho Khu kinh tế cửa khẩu Long An và vùng kinh tế phía Tây của tỉnh.
- Hình thành khu công nghiệp phi thuế quan cửa khẩu Long An.
Quy hoạch giao thông tỉnh Long An giai đoạn 2021-2030
Trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030 tỉnh Long An dự kiến đua vào danh sách các công trình được thực hiện đầu tư xây dựng, nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên toàn tỉnh như sau:
Tên dự án |
Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) |
Thời gian thực hiện |
Các dự án hạ tầng giao thông kết nối KKT ven biển Long An – Đức Hòa – Bến Lức và TP. HCM bao gồm:
– Đường Lương Hòa – Bình Chánh (khoảng 6,2km, đường đô thị); – Đường Hựu Thạnh – Tân Bửu (12,8km, đường đô thị); – Đường tỉnh 826E (đoạn từ giao 826C đến cầu Cần Giuộc); – Đường kết nối đường dẫn vào cầu rạch Dơi đến ĐT.826E; – Trục động lực Đức Hòa |
9.880 |
2021-2030 |
Đường Tân Tập – Long Hậu (đoạn từ Vành đai 4 đến Đường tỉnh 830) |
2,324 |
2021-2030 |
Nâng cấp, mở rộng ĐT.824 đoạn ngã ba Mỹ Hạnh đến cầu kênh Ranh |
480 |
2021-2030 |
Nút giao Hùng Vương – QL62 (thành phố Tân An) |
365 |
2021-2030 |
Đường vành đai thành phố Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây |
1.188 |
2021-2030 |
Dự án đường tỉnh 830E |
2.348 |
2021-2025 |
Đường tỉnh 827E (đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến sông Vàm Cỏ Đông) |
Bổ sung sau |
2021-2025 |
Dự án nhà máy LNG cùng các công trình phụ trợ |
112.320 |
2021-2026 |
Khu kinh tế biến Long An |
220.500 |
2021-2035 |
Đầu tư phát triển hạ tầng các trung tâm đô thị – du lịch sinh thái tại Đức Hòa – Bến Lức – Cần Giuộc – Cần Đước |
2021-2025 |
|
Dự án đầu tư phát triển trung logistics tại Cần Giuộc, Bến Lức |
2022-2027 |
|
Chương trình thúc đẩy thương mại và đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (ATIPA) |
19 |
2022-2025 |
Chương trình chuyển đổi số tại Long An |
2021-2030 |
Quy hoạch tỉnh Long An cho thấy tiềm năng và cơ hội phát triển của địa phương giai đoạn 2021 – 2030. Đó cũng là lý do mảnh đất này ngày càng “thay áo mới” trở thành khu vực có sức hút bậc nhất vùng ven Tp. HCM.
>>> Xem thêm: