Hầm chui An Sương kết nối vùng vệ tinh phía Bắc Sài Gòn

Hầm chui An Sương

Hầm chui An Sương là dự án giao thông quan trọng có ý nghĩa kết nối các vùng vệ tinh phía Bắc Sài Gòn như Long An, Củ Chi, Hóc Môn với trung tâm thành phố.

Tầm quan trọng của Hầm chui An Sương

7h30 sáng 15/7/2020, ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố đã chính thức thông xe nhánh hầm N2 tại nút giao thông An Sương, nằm tại địa bàn quận 12, TP HCM. Công trình đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm tải áp lực giao thông trên các trục đường chính, hạn chế tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông tại cửa ngõ phía Tây Bắc Sài Gòn.

Trước đó, nhánh N1 Hầm chui An Sương đã đưa vào khai thác thời điểm tháng 3/2018, đoạn hướng từ trung tâm thành phố đi huyện Củ Chi, dài 445m. Sau khi thông xe, nhánh hầm này giải quyết tốt giao thông hướng từ đường Trường Chinh đi quốc lộ 22, đây là điểm đen thường xuyên sảy ra ùn tắc trên mạng lưới giao thông của thành phố do mật độ xe tải, xe container lưu thông qua đoạn này rất đông.

Hầm chui An Sương 3

Sở Giao thông vận tải phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao An Sương ngày 29/10/2015 với tổng mức đầu tư khoảng 514 tỷ đồng. Trong đó, 314 tỷ đồng là chi phí xây lắp, 130 tỷ đồng dành cho việc bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, chi phí tư vấn và các chi phí khác là 20 tỷ đồng.

Ban quản lý dự án cho hay, trong 5 năm tới, để hoàn thiện mạng lưới giao thông phía cửa ngõ Tây Bắc, tạo đà cho kinh tế – xã hội phát triển, tăng khả năng kết nối liên vùng, đơn vị này sẽ tiếp tục triển khai mở rộng, nâng cấp quốc lộ 22 và xây dựng thêm 2 cầu vượt ở nút giao Quốc lộ 22 với đường Nguyễn Ánh Thủ và Quốc lộ 22 với đường Nguyễn Văn Bứa, triển khai dự án đường Song Hành và Phan Văn Hớn, cao tốc TP HCM – Mộc Bài kết nối TP HCM với tỉnh Tây Ninh.

Toàn bộ dự án sau khi xây dựng xong, nút giao thông An Sương sẽ là nút giao 3 tầng gồm tầng cầu vượt hướng Quốc lộ 1; tầng trên mặt bằng nút giao có đảo tròn trung tâm, kết hợp hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho các xe đi vào vòng xuyến rẽ trái, rẽ phải về các hướng; tầng hầm chui hướng Quốc lộ 22 – trung tâm thành phố và ngược lại.

>>>> Xem thêm: Chính sách giãn dân tác động như thế nào đến BĐS Long An?

Tác động của Hầm chui An Sương đối với khu vực phía Bắc Sài Gòn

Công trình Hầm chui An Sương hoàn thiện đã kết nối, lưu thông các vùng kinh tế vệ tinh như Long An, Củ Chi, Hóc Môn về Trung tâm thành phố dễ dàng. Đồng thời giải tỏa ùn tắc trục đường huyết mạch quốc lộ 1 từ TP HCM đi các tỉnh miền Đông, miền Tây và ngược lại, xóa điểm đen tai nạn giao thông nhiều năm liền tại đây. Trên cơ sở đó thúc đẩy tiềm năng phát triển kinh tế, bất động sản khu vực một cách đồng bộ theo hạ tầng giao thông.

Hầm chui An Sương 1

Long An là cửa ngõ phía Bắc kết nối Tp. HCM với các tỉnh Tây Nam bộ. Thời gian qua, hạ tầng Long An không ngừng được đầu tư đã giúp cho việc di chuyển, vận chuyển gặp nhiều thuận lợi, từ đó thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán, phát triển kinh tế – xã hội.

Long An có vị trí liền kề với Tp. HCM, nơi có quỹ đất rộng và giá đất còn “mềm”. Nhờ hạ tầng được đầu tư, khoảng cách giữa Long An với Tp. HCM được rút ngắn đáng kể. Nhờ vậy, Long An trở thành mảnh đất lý tưởng nhất để thực hiện chính sách giãn dân ở Sài Gòn.

Những năm qua, Long An hiện lên như một mảnh đất nhiều tiềm năng, thu hút giới đầu tư và ngày càng “thay da đổi thịt”. Thị trường bất động sản Long An cũng nhờ vậy mà sôi động hơn, nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư sành sỏi.

Để tạo được sức hút như vậy không thể không nhắc đến “công lao” to lớn của các dự án hạ tầng, trong đó có Hầm chui An Sương. Nhờ giao thông thông thoáng, từ Long An di chuyển đến trung tâm thành phố được rút ngắn chỉ còn khoảng 30 – 45 phút. Cũng nhờ khoảng cách rút ngắn, việc người dân Tp. HCM chọn Long An để sinh sống hay đầu tư không còn là điều quá khó khăn.

>>> Xem thêm: Nhà đất TP.HCM giảm nhiệt – bất động sản Long An lên ngôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *