Sự tăng nghiệt của thị trường bất động sản công nghiệp đã thu hút sự quan tâm và đầu tư đáng kể từ các nhà đầu tư. Với sự gia tăng diện tích đất KCN và sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng, Long An đang nhanh chóng trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Long An lấy nền tảng hạ tầng công nghiệp làm sức hút
Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 37 Khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích trên 12.285ha. Trong đó, 35 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam với tổng diện tích trên 11.944ha và 2 KCN nằm trong Khu Kinh tế cửa khẩu Long An với tổng diện tích 340,5ha. Với 37 KCN được quy hoạch, Long An đứng thứ 5 trên cả nước về quy hoạch KCN, sau Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng.
Hiện tại, Long An đứng thứ 3 cả nước về quy mô các KCN và đứng thứ 13 cả nước về thu hút vốn FDI vào KCN. Có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ vào đầu tư. Trong đó có các nhà đầu tư lớn đến từ Hongkong với 853 triệu USD thuộc 77 dự án, Hàn Quốc có 805 triệu USD với 145 dự án, Nhật Bản có 767 triệu USD với 120 dự án, Singapore có 705 triệu USD với 39 dự án, Đài Loan có 608 triệu USD với 97 dự án, Vương quốc Anh có 378 triệu USD với 15 dự án, Trung Quốc có 358 triệu USD với 193 dự án , Mỹ 112 triệu USD với 17 dự án…
Quy mô vốn đầu tư bình quân hiện nay vào các KCN Long An là 6,7 triệu USD/ dự án FDI và 125,64 tỉ đồng/ dự án trong nước.
Ông Nguyễn Thành Thanh – trưởng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An – cho biết hướng tới, Long An sẽ tiếp tục tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghiệp xanh, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, ít thâm dụng lao động, ít thâm dụng đất đai, tăng các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao…
“Đồng thời, sẽ tập trung việc xây mới các KCN theo mô hình KCN chuyên ngành, tăng dần tỉ suất thu hút đầu tư bình quân trên 1 ha đất hiện nay từ 3,74 triệu USD hiện nay lên 10 triệu USD vào năm 2030, nâng cao năng suất lao động, chuyên môn kỹ thuật và chất lượng của người lao động. Đặc biệt là công tác nâng ao chất lượng hành chính sẽ được tiếp tục chú trọng.
>>> Xem thêm: Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Long An tăng 215% trong 5 tháng đầu 2023
Khu công nghiệp đẩy giá BĐS Long An lên cao
Theo ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị đã và đang mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường BĐS khu công nghiệp tại Việt Nam. Các thị trường vệ tinh Tp.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu đang được hưởng lợi rõ nét từ làn sóng này. Trong đó, Long An đang được xem là một lựa chọn mới bên cạnh hai khu vực đầu tư công nghiệp truyền thống là Bình Dương và Đồng Nai.
Theo ghi nhận của JLL, mức tăng trưởng giá thuê tại thị trường BĐS Long An đang ở mức cao nhất nhì so với các thị trường BĐS công nghiệp truyền thống phía Nam. Hiện giá thuê đất khu công nghiệp tại Long An đứng thứ hai trong nhóm thủ phủ khu công nghiệp miền Nam, vượt qua ngưỡng 100 USD/m2/chu kỳ thuê.
Với ưu thế là địa phương nằm trong vùng tam giác vàng đón xu thế giãn dân của Tp.HCM, sở hữu lợi thế về quỹ đất rộng, mặt bằng giá đất còn khá thấp, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông Long An phát triển đã giúp cho khu vực này trở thành “thỏi nam châm” hút nguồn nhân lực từ các địa phương trên cả nước đổ về lập nghiệp. Đây chính là tiền đề quan trọng để thúc đẩy các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển. Từ đó, kéo theo sự tăng trưởng của BĐS nhà ở.
Ghi nhận cho thấy, bên cạnh phân khúc đất nền là chủ đạo thì những năm gần đây BĐS Long An đã và đang đa dạng các phân khúc sản phẩm để hút nhu cầu ở lẫn đầu tư. Chẳng hạn như shophouse, nhà phố, biệt thự, nền nhà phố,… với nhiều diện tích khác nhau trong các khu đô thị được đầu tư bài bản về hạ tầng, tiện ích sống. Trong đó, bên cạnh các thị trường quen thuộc như Đức Hòa thì xu hướng đầu tư BĐS đón sóng nhu cầu đang tập trung mạnh về khu vực Cần Đước, Cần Giuộc,… – nơi có giá BĐS còn khá mềm, dư địa tăng giá vì thế còn rộng lớn.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó giám đốc CBRE Vietnam cho rằng, thị trường BĐS tỉnh lân cận Tp.HCM như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,… đang hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển của cả doanh nghiệp BĐS lẫn người mua. Trong đó, phần lớn khách hàng mua các dự án BĐS tỉnh lân cận đến từ Tp.HCM, điều đó có nghĩa là nhu cầu tìm kiếm BĐS ven Sài Gòn của các NĐT còn khá lớn. Dự báo nhu cầu nhà ở sẽ tăng mạnh nhằm phục vụ các khu công nghiệp và chiến lược giãn dân của Tp.HCM sẽ “kích hoạt” một dòng vốn lớn đổ vào BĐS Long An.
>>> Đọc thêm: Chính sách giãn dân tác động như thế nào đến BĐS Long An?
Cùng quan điểm, đại diện một doanh nghiệp BĐS cho rằng, BĐS Công nghiệp và BĐS nhà ở luôn song hành cùng nhau. Cơ hội cho BĐS công nghiệp tăng tốc cũng chính là cơ hội cho BĐS nhà ở phát triển mạnh. Tại các địa phương tập trung các khu công nghiệp có quy mô lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Long An,… đều hình thành các khu dân cư, khu đô thị mới trong bán kính gần 5-10km tạo nên một hệ sinh thái đầy đủ phục vụ cho nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, giải trí của đông đảo lao động làm việc tại các khu công nghiệp trong đó có cả đội ngũ chuyên gia và các thành phần lao động.
Tổng hợp từ nhiều nguồn đầu tư, Long An đang đón nhận lượng vốn lớn đổ vào trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp, mở ra những cơ hội phát triển mới cho địa phương này. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư lớn, Long An đang tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong thị trường bất động sản và kinh tế khu vực.
>>> Tham khảo: Cơ hội tăng trưởng bất động sản khu đô thị tại Long An