Long An xếp thứ 2/8 tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về GRDP quý 1/2023

thi truong bds long an 3

Quý I năm 2023, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục phục hồi và có nhiều chuyển biến tích cực. GRDP tỉnh đạt 3,82%, đứng thứ 2/8 tỉnh, thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Southern Key Economic Zone) là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực khu vực Nam Bộ Việt Nam, gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Là trung tâm kinh tế năng động, phát triển bật nhất và là đầu tàu kinh tế quan trọng của cả nước Việt Nam.

Đây là nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn và thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của cả nước. Tại đây có Khu công nghệ cao, 2 khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung và hàng chục khu công nghiệp thu hút khác như: Biên Hòa, Nhơn Trạch, Loteco, Amata (Đồng Nai), Sóng Thần, Việt Nam – Singapore, Việt Hương, Nam Tân Uyên, Mỹ Phước, Đồng An (Bình Dương), Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Tân Bình (TP.Hồ Chí Minh)… Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của Vùng gồm: Dầu khí, dày da, dệt may, điện tử, cơ khí, hóa chất, phân bón, cán thép…Ngoài ra còn có một số khu công nghiệp tập trung ở Long An (Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa, Đức Hòa và Tân An), Tiền Giang Bao gồm: Khu Công nghiệp Mỹ Tho (79.14 ha), KCN Tân Hương (197 ha), KCN Long Giang (600 ha), KCN Dịch vụ Dầu Khí (1000 ha), Cụm Trung An (17 ha), Cụm Tân Mỹ Chánh (23,57 ha), Đang chuẩn bị xây thêm KCN nam Tân Phước dự kiến (1000 ha), Cụm Gia Thuận,…

GRDP long an 3

GRDP tỉnh Long An đạt 3,82% quý 1/2023

Trong quý I năm 2023, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục phục hồi và có nhiều chuyển biến tích cực, đạt kết quả khả quan trên hầu hết các lĩnh vực. Sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến tốt hơn cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,44% so với cùng kỳ.

Hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng tăng 9,52% so với cùng kỳ. Hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư diễn ra sôi nổi; tổ chức thành công nhiều Hội nghị xúc tiến, kêu gọi nhà đầu tư đến khảo sát, tìm hiểu môi trường để đầu tư, kết nối giao thương Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Quy hoạch tỉnh được quan tâm chỉ đạo thực hiện, tỉnh Long An là địa phương đầu tiên của Vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện bước rà soát trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hoạt động văn hóa xã hội được tập trung triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra; các chính sách an sinh xã hội, nhất là chăm lo, hỗ trợ cho đối tượng trong dịp lễ, tết được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Công tác đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được tập trung thực hiện, đạt kết quả tích cực.

>>>> Xem thêm: Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp Long An tăng 215% trong 5 tháng đầu 2023

GRDP long an 1

Long An góp mặt trong Top 10 PCI tốt nhất năm 2022

Với nhiều nỗ lực phục hồi kinh tế, cải cách hành chính (CCHC), thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN), tỉnh vươn lên mạnh mẽ trên bảng xếp hạng PCI. Theo công bố từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), PCI của tỉnh năm 2022 đạt 68,45 điểm (tăng 6 bậc và 1,87 điểm so với năm 2021). Trong đó, một số chỉ số thành phần của tỉnh Long An có thứ hạng cao như chi phí thời gian xếp thứ 2, tính năng động của chính quyền xếp thứ 4, chi phí không chính thức xếp thứ 5.

Để đạt kết quả này, thời gian qua, tỉnh huy động cả hệ thống chính trị triển khai, thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Long An đứng thứ 3 cả nước về quy mô quy hoạch các khu công nghiệp (KCN), chỉ sau Đồng Nai và Bình Dương. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỉnh đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố và luôn dẫn đầu các tỉnh, thành phố Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các KCN là hạt nhân, động lực phát triển của tỉnh đã và đang tạo ra bước đột phá trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các trung tâm kinh tế gắn với phát triển đô thị, tạo sự phát triển các loại hình thương mại – dịch vụ, từng bước đáp ứng nhu cầu hoạt động của các DN trong KCN và cộng đồng dân cư, góp phần giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.

Đến nay, các KCN tại tỉnh thu hút 1.775 dự án (DA) đầu tư, trong đó có 862 DA FDI và 913 DA trong nước với vốn đầu tư gần 6 tỉ USD và 129.621 tỉ đồng. Theo Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế – Nguyễn Thành Thanh, ngoài chính sách ưu đãi đầu tư, một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định cho sự phát triển các KCN và thu hút đầu tư tốt như hiện nay là Ban nỗ lực thực hiện tốt cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) nhanh chóng hơn. Trong đó, thống nhất đầu mối quản lý, hoàn thiện cung cách phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi và lòng tin cho nhà đầu tư. Đặc biệt, thời gian qua, Ban thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chỉ trong 1 ngày kể từ thời điểm nộp đủ hồ sơ đăng ký đầu tư. Từ đầu năm 2023 đến nay, Ban cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 29 DA, trong đó, có 17 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp trong vòng 1 ngày, chiếm 58,62%. Việc đơn giản thủ tục đầu tư minh chứng cho sự quan tâm cũng như lời cam kết của lãnh đạo tỉnh là luôn đồng hành cùng DN.

GRDP long an 2

Tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu lớn hơn

Trong năm 2023, Long An quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn (GRDP) trong khoảng 8-8,5%, đồng thời nâng cao GRDP bình quân đầu người lên mức 95-100 triệu đồng. Sự phấn đấu này nhằm thúc đẩy sự phát triển và thăng hoa kinh tế của địa phương.

Để đạt được những kết quả đáng kể này, Long An đặt mục tiêu tăng tỷ lệ vốn đầu tư xã hội trên GRDP đạt bình quân 31-33%. Điều này thể hiện cam kết của địa phương trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư xã hội một cách hiệu quả, nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và đem lại sự phục vụ tốt hơn cho cộng đồng.

Long An đã định hướng rõ ràng và tận dụng các nguồn lực trong địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và tăng cường sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Việc tăng cường quản lý chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn, cùng với việc phát triển các dự án hạ tầng và khu công nghiệp, đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Tầm nhìn phát triển bền vững và sự cam kết của Long An trong việc đạt các chỉ tiêu kinh tế đã định trước, chắc chắn sẽ tạo đà mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện của địa phương. Với sự tăng trưởng vững chắc của GRDP, sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ vốn đầu tư xã hội, Long An đang khẳng định vị thế là một địa phương hấp dẫn cho các nhà đầu tư và mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng dân cư.

>>>> Xem thêm: Quy hoạch tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2030, tầm mình 2050 [Chi tiết nhất]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *