Quy hoạch huyện Đức Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050 xác định rõ nhiệm vụ, định hướng phát triển toàn diện giúp người dân, giới đầu tư nhận diện rõ tiềm năng của địa phương.
Quy hoạch phát triển kinh tế huyện Đức Hòa
Nằm ở vị trí tiếp giáp với nhiều huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Đức Hòa là địa phương có nhiều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, giao lưu kinh tế. Với điều kiện đó, trong tương lai, Đức Hòa sẽ là trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Long An, là địa phương đi đầu trong việc phát triển các khu công nghiệp thu hút đầu tư từ bên ngoài.
Theo đồ án quy hoạch xây dựng huyện Đức Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đức Hòa sẽ trở thành tiểu vùng trung tâm TP. Hồ Chí Minh, vùng đô thị phát triển trọng điểm phía Tây của vùng đô thị trung tâm TP. Hồ Chí Minh và trở thành vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh Long An; phát triển không gian vùng theo hướng cân bằng và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu với kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và điều kiện đặc thù của địa phương .
Dự kiến huyện Đức Hòa sẽ trở thành đô thị loại III vào năm 2025.
Quy hoạch phát triển hạ tầng huyện Đức Hòa
Quy hoạch huyện Đức Hòa năm 2030, tầm nhìn 2050 xác định sẽ thực hiện các dự án hạ tầng sau:
- Hoàn thiện và mở rộng thêm tuyến đường 821 (dài khoảng 4,5 km, rộng 7 – 11m).
- Mở rộng thêm tuyến đường 822 từ Hiệp Hòa đến cầu Tân Thái (quản đường dài tới 12,5 km và đường có chiều rộng lên đến 7m).
- Hoàn thiện tuyến đường 823 từ Trà Cú đến Cầu Thầy Ca (dự kiến dự án sẽ dài khoảng 12,3 km và rộng từ 7 đến 11m)
- Nâng cấp lên tuyến đường 823B khu công nghiệp Đức Hòa 2 và khu công nghiệp Đức Hòa 3 (quãng đường dài 11km và rộng đến 11m)
- Xây dựng ra tuyến đường 823C từ Gò Mối đến Mỹ Hạnh, dài 9km, rộng 9m
- Hoàn thiện mở rộng tuyến đường 824 Hựu Thạnh – Mỹ Hạnh (dự án này dài khoảng 12,3 km, đường rộng từ 11 đến 19m)
- Xây dựng và thành lập tuyến đường 825 từ khu vực Lộc Giang đến cây Cầu Đôi, (dự án này tốn khá nhiều kinh phí vì nó dài đến 33,2 km, và rộng khoảng từ 11 đến 30m
- Xây dựng và mở rộng tuyến đường 830 từ Hiệp Hòa đến Hựu Thạnh (tuyến đường này dài 30 km và rộng từ 7 đến 17m)
- Mở rộng và hoàn thiện tuyến đường trên kênh Tây, (dài 8km, mặt đường rộng 22m)
- Nâng cấp tuyến đường từ khu vực Hải Sơn đến Tân Đức (dự án dự kiến sẽ dài 6km và rộng từ 30 đến 45m)
- Mở rộng thêm Đại lộ tại huyện Đức Hòa đến Hậu Nghĩa (dự án dài 9km, và mặt đường rộng đến 40m)
Đồng thời, dự án còn hoàn thiện các nút giao thông trọng điểm như: tuyến cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đến Mộc Bài, cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đến Trung Lương… Qua đây, từ trung tâm của huyện Đức Hòa di chuyển đến quận Bình Chánh là điều rất dễ dàng (chỉ mất tầm 8 phút đi xe theo đường Tỉnh lộ 10).
Quy hoạch phát triển công nghiệp ở Đức Hòa
Trên bản đồ quy hoạch của huyện Đức Hòa tỉnh Long An, có thể thấy rõ vai trò khá quan trọng của các trục hành lang kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến ở Quốc lộ N2, đường Nguyễn văn Bứa, đường tỉnh 10 (Trần Văn Dầu) đã nối tiếp các vùng công nghiệp nội thành lớn trong tỉnh. Đặc biệt ở bản kế hoạch quy hoạch huyện Đức Hòa, là hình thành một sự liên kết các khu công nghiệp phía Tây Bắc thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Trên địa bàn của huyện Đức Hòa – tỉnh Long An, một số khu công nghiệp quy mô và lớn nhất hiện nay có thể kể đến bao gồm: khu công nghiệp Đức Hòa 1 (diện tích 274ha), khu công nghiệp mang tên Resco (quy mô khoảng 296 ha), khu công nghiệp lớn Minh Ngân (diện tích 147ha), khu công nghiệp Xuyên Á (có quy mô 200ha), và vô vàn khu công nghiệp lớn nhỏ khác trên thị trường…
Quy hoạch phát triển không gian vùng huyện Đức Hòa
Các trục không gian kết nối vùng
Khung phát triển vùng huyện Đức Hòa gồm các trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia như sau:
– Trục hành lang đường vành đai 3 và vành đai 4 vùng thành phố Hồ Chí Minh kết nối Đức Hòa với quốc tế qua sân bay quốc tế Long Thành và cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép – Thị Vải.
– Trục đường Hồ Chí Minh (trùng Quốc lộ N2) kết nối huyện Đức Hòa với đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, hành lang Xuyên Á, vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng đồng bằng sông Cửu Long, các trục hướng tâm nối với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
– Trục đường tỉnh 823: Liên kết với huyện Đức Huệ và vùng Đồng Tháp Mười.
– Trục đường tỉnh 824 và 825: Hai trục hướng tâm liên kết với khu vực phía Tây và khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
Phúc An City – dự án khu đô thị có quy mô hơn 100ha đang là tâm điểm đầu tư tại huyện Đức Hòa là một trong nhữung dự án hưởng lợi lớn từ hạ tầng địa phương. Vị trí xây dựng dự án thuộc trục đường tỉnh 824 – là tuyến đường liên kết khu vực phía Tây và Tp. HCM. Hiện tại, Phúc An City đã hoàn thiện diện mạo và có cư dân sinh sống ổn định, trở thành khu đô thị hiện đại, tiện nghi bậc nhất Đức Hòa hiện nay.
– Trục đường tỉnh 830 kết nối Đức Hòa với khu đô thị Tân An – Bến Lức.
– Trục hành lang kinh tế đường thủy: sông Vàm Cỏ Đông, kênh Thầy Cai kết nối huyện Đức Hòa với Cảng Quốc tế Long An và cảng Hiệp Phước, thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long.
Phân vùng phát triển kinh tế
– Vùng I (vùng nông nghiệp – du lịch): Gồm thị trấn Hiệp Hòa và các xã Lộc Giang, An Ninh Đông, An Ninh Tây, Tân Mỹ, Hiệp Hòa. Đô thị trung tâm của vùng là thị trấn Hiệp Hòa.
– Vùng II (vùng công nghiệp và đô thị): Gồm thị trấn Hậu Nghĩa, thị trấn Đức Hòa và các xã Đức Lập Thượng, Đức Lập Hạ, Tân Phú, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Đông, Hòa Khánh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa Thượng, Đức Hòa Hạ, Đức Hòa Đông, Hựu Thạnh.
Phân vùng đô thị
– Phát triển các khu đô thị dọc theo đường vành đai 4, đường N2 và các đường tỉnh 824, 825, 830 gắn kết với thị trấn Hậu Nghĩa, Đức Hòa, Hiệp Hòa thành vùng đô thị tập trung.
– Phát triển vùng đô thị theo trục hành lang kinh tế đô thị đường vành đai 4 hướng ra khu đô thị Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh và 2 trục hướng tâm đường tỉnh 824, 825 nối với tỉnh lộ 10, 14 đến khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
*Giai đoạn 2015 – 2025: Có 3 đô thị, trong đó: 1 đô thị loại III (Hậu Nghĩa), 1 đô thị loại IV (Đức Hòa), 1 đô thị loại V (Hiệp Hòa).
*Giai đoạn 2025 – 2030: Vùng huyện Đức Hòa phát triển thành đô thị Hậu Nghĩa – Đức Hòa là đô thị loại III. Phát triển theo mô hình đô thị sinh thái gắn kết môi trường cảnh quan tự nhiên trong phát triển không gian đô thị hiện đại, bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.
Phân vùng hệ thống điểm dân cư nông thôn
Xây dựng xã thành mô hình nông thôn mới, hình thành các vùng chuyên canh lớn. Xây dựng hình thái cụm – điểm dân cư tại trung tâm xã, tuyến dân cư dọc đường giao thông, các sông rạch chính. Cải tạo và xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo xu hướng tiếp cận nếp sống đô thị.
Phân vùng phát triển công nghiệp
– Vùng công nghiệp phía Đông: Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ chế biến nông sản, thực phẩm, thức ăn gia súc, hóa chất, nhựa, cơ khí chế tạo, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng.
– Vùng công nghiệp phía Tây: Phát triển công nghiệp cơ khí, công nghệ sinh học, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, điện tử,…
– Vùng công nghiệp phía Bắc: Phát triển các ngành công nghiệp chính như vật liệu xây dựng (gạch ngói, vật liệu chịu lửa, trang trí nội thất), chế biến gỗ, cấu kiện lắp ghép,…
Phân bố các vùng du lịch
Định hướng gồm: Cụm du lịch Đức Hòa, Cụm du lịch Tân Mỹ, Cụm du lịch ven sông Vàm Cỏ Đông kết hợp với các tuyến du lịch nội tỉnh.
Phân bố vùng nông, lâm nghiệp, thủy sản
Hình thành vùng sản xuất nông sản, sử dụng hệ thống tưới tiếp nước từ dự án thủy lợi Phước Hòa. Phát triển vùng chăn nuôi tập trung theo hình thức gia trại, trang trại quy mô lớn, phát triển lĩnh vực ương nuôi cá cảnh theo kinh tế trang trại. Vùng lâm nghiệp tập trung.
Phân bố hệ thống dịch vụ hạ tầng xã hội
– Phân bố hệ thống giáo dục và đào tạo vùng: Từng bước xây dựng hoàn chỉnh trường Đại học Tân Tạo. Xây dựng trường Cao đẳng Đông Nam Á và các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề tại đô thị Đức Hòa. Nâng cấp trường trung cấp nghề Đức Hòa thành trường cao đẳng. Nâng cấp mở rộng trung tâm giáo dục thường xuyên huyện.
– Phân bố hệ thống y tế vùng: Bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa mở rộng quy mô 500 giường; Trung tâm y tế cấp tiểu vùng tại thị trấn Đức Hòa: Nâng cấp, mở rộng phòng khám đa khoa khu vực thành Bệnh viện đa khoa Đức Hòa quy mô 250 giường. Nâng cấp và xây mới các trạm y tế xã, thị trấn.
– Phân bố hệ thống văn hóa, thể dục thể thao vùng: Nâng cấp trung tâm văn hóa huyện, đài truyền thanh, thư viện huyện, nhà truyền thống,trung tâm thể dục thể thao huyện, xây dựng mới các sân thể thao, hồ bơi,… Nâng cấp và xây dựng mới các thiết chế văn hóa – thể thao cấp cơ sở.
– Phân bố hệ thống dịch vụ thương mại: Xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng, các siêu thị. Nâng cấp hệ thống chợ hiện hữu. Từng bước đưa hệ thống phân phối hiện đại vào các chợ, khu thương mại.
Quy hoạch huyện Đức Hòa nói trên cho thấy tiềm năng phát triển của huyện còn rộng mở. Đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, với lợi thế giá đất rẻ, quỹ đất dồi dào, bất động sản huyện Đức Hòa trong 5 năm trở lại đây trở thành khu vực vùng ven đầy hấp dẫn trong mắt giới đầu tư.
>>> Xem thêm: Bất động sản Đức Hòa thu hút nhiều tập đoàn lớn đổ bộ